TextHead
TextBody
Đóng
Zalo Messenger

Phòng chống bạo hành và xâm phạm trẻ em

11/02/202310:17Tin trong ngành

Bạo hành trẻ em là một vấn nạn cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Trẻ em như búp măng non, các em chưa được trang bị các kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân. Do đó, việc bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội.

ảnh bài viết

Trong giai đoạn gần đây, rất nhiều vụ việc bạo hành trẻ em được đưa lên các phương tiện truyền thông và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều người về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Bảo vệ trẻ em là quyền lợi chính đáng, giờ đây không còn là trách nhiệm riêng của mỗi gia đình mà nó cần sự chung tay của toàn xã hội.

Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị xâm hại

Xâm hại về thể chất: Trẻ bị bạo hành có dấu hiệu tổn thương vật lý về cơ thể, không chỉ là những hành vi nguy hiểm tới tính mạng như: làm trẻ bị bỏng, ngạt nước, đá, đánh, cắn trẻ, ném một đồ vật vào trẻ, trói cột trẻ;

Xâm hại về tình dục: Các hành vi tình dục mang tính chất xâm hại về mặt thể chất và tinh thần gồm: cho trẻ tiếp xúc với các văn hóa phẩm đồi trụy, các hành vi xâm hại tình dục cơ thể;

Xâm hại về tinh thần: Các hành vi gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần, sinh lý tình cảm của trẻ: như la mắng, so sánh trẻ với các trẻ khác trong quá trình giáo dục, thiếu sót về cách dạy trẻ truyền đạt cảm xúc, tình cảm, dẫn đến tự ti, mặc cảm;

Bỏ mặc trẻ: Tình trạng trẻ em sống trong điều kiện, môi trường nguy hiểm trong thời gian dài, không có dấu hiệu được chăm sóc do sự thiếu hụt về thức ăn, điều kiện thời tiết, điều kiện vệ sinh môi trường sinh sống, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ giáo dục.

Hình thức bạo lực, xâm hại trẻ em

Bạo lực tinh thần: Kỳ thị, miệt thị, mắng/chửi, xúc phạm, đe dọa, hay tạo áp lực căng thẳng (học tập, chứng kiến bạo lực gia đình).

Bạo lực thể chất, ngược đãi: Đánh đập, hành hạ, phạt quỳ, ném đồ vật vào người hoặc những hành vi cố ý khác gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.

Xao nhãng: Bỏ bê, không quan tâm, không chăm sóc các nhu cầu cơ bản của trẻ, không giám sát và bảo vệ trẻ dẫn đến trẻ có nguy cơ bị tổn hại.

Xâm hại tình dục: Bao gồm các hành vi như đụng chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể trẻ; dụ dỗ tham gia các hành vi tình dục; hiếp dâm; ép buộc xem bộ phận sinh dục hay tài liệu khiêu dâm; dùng lời nói tán tỉnh thô tục mang nội dung tình dục.

Cần làm gì để phòng ngừa bạo lực và xâm hại trẻ em

  • Nhận biết được các dấu hiệu xâm hại hoặc bạo lực để can thiệp kịp thời;
  • Quản lý cảm xúc của bản thân tốt để tránh chính mình gây bạo lực tinh thần và thể chất đối với con như
  • Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
  • Tránh trừng phạt, đánh đập, dùng lời lẽ xúc phạm con
  • Kiên nhẫn, dành thời gian để nói chuyện với con để tìm hiểu lý do và giúp con điều chỉnh
  • Đặt ra các quy tắc rõ ràng để con hiểu rằng con cần phải thực hiện và tuân thủ những quy tắc đó
  • Quản lý việc con vào mạng internet một cách tích cực để giúp con hiểu và phòng tránh những nguy cơ trên mạng.

 

 
Về đầu trang