TextHead
TextBody
Đóng
Zalo Messenger

Nguyên nhân khiến trẻ bị gù lưng? Cách chống gù lưng ở trẻ hiệu quả nhất

21/10/202210:01Tin trong ngành

Nguyên nhân khiến trẻ bị gù lưng? Cách chống gù lưng ở trẻ hiệu quả nhất

Bệnh gù lưng ở trẻ đang là tình trạng không còn hiếm thấy nữa. Ngày nay, số lượng trẻ bị gù lưng dần trở nên tăng đột biến. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ bị gù lưng thường xuất phát điểm từ ngồi sai tư thế. Liệu đó có phải là nguyên nhân chính dẫn đến gù lưng ở trẻ không? Cách chống gù lưng cho trẻ như thế nào là đúng cách?

              nguyên nhân gù lưng

 

      Nguyên nhân gây gù lưng

 

 1. Nguyên nhân chủ quan

  • Gù lưng bẩm sinh là những trường hợp hiếm thấy. Nguyên nhân là do quá trình hình thành cột sống không diễn ra đúng như thường. Hiện tượng này xảy ra từ khi thai nhi còn trong bụng và sẽ tiến triển nặng khi tuổi càng lớn. Không chỉ khiến lưng bị gù mà còn gây tác hại đến sức khỏe tim mạch, hô hấp.
  • Ngồi sai tư thế trong lúc học tập hoặc làm công việc nặng quá sức. Trẻ thường có xu hướng học bài trong tư thế khom lưng, đầu cúi sát bàn, mang cặp sách nặng,… Đây là những lý do phổ biến dẫn đến gù lưng ở trẻ nhỏ hiện nay. 
  • Xem tivi, điện thoại quá nhiều: Khi con nhỏ tiếp xúc với thiết bị điện tử, chúng sẽ say sưa xem mà không thay đổi tư thế nhiều lần. Điều đó lặp lại nhiều lần cũng dẫn đến tình trạng gù.
  • Đối với trẻ đi học thì tinh trạng gù lưng căng trở nên phổ biến hơn. Cụ thể trẻ thường ngồi khom lưng và cúi thấp khi viết bài. Điều này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng gù lưng ở trẻ. Hơn nữa, nằm ngủ co người và nằm một bề cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị gù. Trường hợp này không còn xa lạ đối với những trẻ ở lứa tuổi tiếu học

               nguyên nhân gù lưng

     2. Nguyên nhân khách quan

  • Cha mẹ bế bồng sai tư thế: Theo các bác sĩ thì trong 3 tháng đầu, lúc này xương khớp của trẻ rất mềm. Nếu bồng bế sai tư thế dễ dẫn đến dáng đi đứng xấu sau này.
  • Trẻ ngồi hoặc đi quá sớm: Quá trình tập ngồi, tập đi diễn ra quá sớm, lúc đó cột sống quá yếu của trẻ sẽ không nâng đỡ được trọng lượng cơ thể. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng biến dạng và lâu ngày sẽ dẫn đến gù lưng.
  • Cho trẻ ngủ trên võng: Cũng giống lý do bồng bế sai tư thế. Khi nằm võng, lưng của trẻ sẽ cong theo độ chùng của võng, từ đó dẫn đến còng lưng

 

         

 

  Cách phòng chống gù lưng cho trẻ

 1. Tập cho trẻ nằm đúng tư thế

              Các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ ngủ trên giường gỗ hoặc nệm mỏng. Đặc biệt, phải trong tư thế nằm ngửa, chân tay duỗi thẳng. Điều này khiến trẻ có thói quen nằm ngửa hạn chế tình trạng còng lưng.

  

                  giải pháp chống gù

 

        2. Không để trẻ nồi xem phim ở một tư thế quá lâu

            Các bậc phụ huynh không nên để con ngồi xem phim ở một tư thế quá lâu. Nếu ngồi, cần có ghế tựa đồng thời cần ngồi thẳng và không được nằm trên ghế.

            Hơn nữa, bạn cũng nên hạn chế để trẻ ngồi xem phim trong thời gian dài. Điều này ảnh hưởng đến mắt, đồng thời gây gù đáng kể.Bạn nên cho con mình vận động để các hệ cơ được thư giãn và cột sống không bị gù.

       

                   

 

            3. Đi đứng đúng cách, đúng tư thế

 

           Cách để phòng và chữa gù lưng cho trẻ hiệu quả nhất là rèn trẻ tư thế đi đứng đúng từ nhỏ. Không nên để trẻ có thói quen đi ưỡn bụng, ưỡn ngực sẽ khiến cột sống cùng xương chậu bị đẩy nhiều về phía trước, lâu dần sẽ dẫn tới cong gù cột sống.

          Hơn nữa, dáng đi khom lưng hay ưỡn bụng quá mức đều là những dáng đi xấu, mất thẩm mỹ. Do đó, cha mẹ cần rèn trẻ dáng đi đứng thẳng người, mắt nhìn thẳng về phía trước, giữ cột sống, vai đầu đúng tư thế để tránh gù lưng.

                  

 

             4. Ngồi đúng tư thế

 

Ngoài đi đứng thì trẻ thường xuyên phải ngồi học, ngồi không đúng tư thế là nguyên nhân dẫn đến cong gù lưng và cận thị. Cần tránh để trẻ ngồi cong lưng khiến khoảng cách giữa mắt và bàn học ngắn lại, trẻ cũng quen với tư thế cong lưng lâu dần dẫn đến gù.

          Do vậy, cha mẹ nên trang bị bàn học có chiều cao phù hợp, hướng dẫn trẻ tư thế ngồi đúng khi học hay xem ti vi như sau:

                  - Khoảng cách từ mắt đến bàn là từ 25 - 35 cm, với tivi cần ngồi xa ít nhất 1m.

                  - Tư thế ngồi thoải mái, không gò bó, cột sống thẳng và vuông góc với mặt ghế ngồi.

                  - Hai chân thoải mái, không co duỗi.

                  - Đủ ánh sáng để trẻ nhìn rõ.

         

                              

    Đặc biệt: đối với trẻ bắt đầu đi học tiểu học

            Đối với trẻ ở giai đoạn này các bậc phụ huynh nên nhắc nhở con ngồi học đúng tư thế. Nhất là không để trẻ nằm sải ra bàn, mắt nhìn sát vở hoặc ngựcép sát vào thành bàn. Nếu duy trì tư thế này thường xuyên sẽ khiến cột sống biến dạng, từ đó dẫn đến tình trạng gù lưng.

            Thêm vào đó, các mẹ nên trang bị cho con chiếc cặp sách, balo vừa đủ để đựng sách vở.                          

            Không nên cho trẻ đeo balo quá nặng, điều này sẽ vô tình tạo áp lực cho vai và lưng bé.

           

            Đối với những bạn ở lứa tuổi trung học, lúc này xương có thể chắc chắn hơn. Tuy nhiên cũng nên hạn chế ngồi học quá sát bàn, luôn luôn ngồi với tư thẳng lưng. Nếu muốn điều chỉnh tư thế tốt hơn, các mẹ có thể mua cho con mình ghế, balo, đai chống gù lưng. Đây là các sản phẩm chống gù lưng ở trẻ đang được nhiều bậc phụ huynh tin dùng.

                 

                  

 

    Ngoài ra, các mẹ cũng nên khuyến khích con mình nên thường xuyên tập thể dục thể thao. Tập thể dục vừa nâng cao sức khỏe, vừa mang lại tư thế tốt cho cột sống.

 

 

 

🍀HTDKIDS cảm ơn các bạn đã lắng nghe bài chia sẽ trên. HTDKids rất vui khi được đồng hành cùng các bạn trên con đường phát triển toàn diện của bé.🥰

 

 

 
Về đầu trang