TextHead
TextBody
Đóng
Zalo Messenger

Chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết

11/11/202214:29Tin trong ngành

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại một số tỉnh thành trên cả nước đang diễn biến phức tạp. Nhiều bệnh nhân đã chủ quan không đi khám tự điều trị tại nhà dẫn đến bệnh chuyển biến nặng. Vậy bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Khi mắc bệnh cần xử trí ra sao?

Triệu trứng điển hình khi trẻ bị sốt xuất huyết

Chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết

Giai đoạn sốt:

  • Sốt cao đột ngột, liên tục. Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
  • Da xung huyết, có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Giai đoạn nguy hiểm:

Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Các biểu hiện có thể gặp:

  • Nề mi mắt, đau bụng, nôn, đau ngực, khó thở.
  • Nếu nặng có thể có biểu hiện sốc: vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, thân nhiệt có thể hạ đột ngột, tiểu ít.
  • Chấm xuất huyết rải rác dưới da hoặc ban xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím; có thể có ban dát ngứa.
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc sớm hơn kì hạn. Xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen/có máu), xuất huyết phổi, não là biểu hiện nặng.

Giai đoạn hồi phục:

  • Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, tiểu nhiều

Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị sốt xuất huyết

 

Theo dõi sát thân nhiệt của trẻ, báo cho nhân viên y tế bất kỳ khi nào nếu nhận thấy trẻ sốt lên.

Phối hợp dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo hướng dẫn của nhân viên y tế

Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

Nuôi dưỡng: Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như: cháo, bột, sữa.

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước: nước đun sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh..) oresol, hydrit, hoặc nước cháo loãng...

Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ: Thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.

Theo dõi sát tình trạng của trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, dấu hiệu nặng để xử trí kịp thời:

6 điều nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết

1. Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.

2. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...

3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.

4. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

 
Về đầu trang