TextHead
TextBody
Đóng
Zalo Messenger

10 Phương pháp giáo dục con của người Do Thái mà chúng ta nên học tập

04/02/202309:57Tin trong ngành

 1. Khuyên khích trẻ tự lập

Để giúp con trưởng thành từ khi còn nhỏ, người Do Thái luôn dạy con mình cách tự lập. Họ dạy con tự ăn, tự cầm muỗng đũa, tự làm những việc trong độ tuổi bé có thể làm.

Bố mẹ Do Thái luôn tạo điều kiện để con học tập, tự lập làm mọi việc trong khả năng, sức khỏe cho phép của bé. Ở Việt Nam, đa số bố mẹ sợ con mình còn quá nhỏ để có thể tự làm mọi việc, minh chứng cụ thể rằng dù bé đã 4, 5 tuổi nhưng vẫn được bố mẹ xúc cho ăn cơm hằng ngày. Chính những điều này đã hình thành cho trẻ thói quen dựa dẫm vào cha mẹ, được cha mẹ bao bọc, tương lai khó có thể thành tài.

 2. Khen ngợi, khích lệ con

Những hoạt động của bé như biết vẽ hay biết nói đều sẽ được bố mẹ ngợi khen từ những hành động cụ thể. Điều đặt biệt ở gia đình Do Thái là các bé sẽ được bố mẹ khen ở nơi đông người vì các bé cảm nhận được sự tôn trọng, hiện diện và vị trí của mình trong xã hội.

Nếu trẻ đạt được thành tích ấn tượng, xuất sắc bố mẹ và tất cả thành viên trong gia đình sẽ vỗ tay khen ngợi và dành những lời chúc mừng yêu thương đến bé.

 3. Tin tưởng con mình

Một việc nghe có vẻ kỳ lạ là khi con họ đạt điểm cao hoặc dành chiến thắng trong một cuộc thi nào đó, phần thưởng họ dành cho con chính là sự tin tưởng tuyệt đối.

Nhưng đối với cha mẹ Việt Nam họ thường cho con bánh kẹo hoặc một món đồ chơi mà con yêu thích. Cách giáo dục của người Do Thái hoàn toàn khác với các bố mẹ trên thế giới vì họ tin rằng sự tin tưởng con mình chính là phần thưởng giá trị nhất cho các con, điều này thể hiện rằng, con bạn đã lớn, đã trưởng thành hơn rồi đấy.

 4. Để con thỏa thích khám phá

Cha mẹ Do Thái sẽ không bao giờ la mắng hay cầm roi chạy theo sau con để yêu cầu con không được làm cái này, không được chơi cái kia. Vì trẻ con luôn rất hiếu động và thừa năng lượng, chính vì vậy chúng cần phải được thể hiện năng lượng ra ngoài.

Phụ huynh Do Thái tin rằng, cách giáo dục để trẻ tự do, thỏa thích khám phá những gì bé thích và thế giới xung quanh thì sẽ giúp trẻ tự tin và thành công hơn khi trưởng thành.

 5. Ghi nhận mọi nỗ lực của con

Ví dụ như: Khi con họ viết những dòng chữ ngoằn ngoèo trên chiếc khăn ăn, bố mẹ cũng tự hào khen gợi và giới thiệu với cả nhà như một bức tranh.

Người Do thái cho rằng, cách giáo dục này sẽ giúp con cảm thấy tự tin, vui vẻ về những thành quả mà con làm ra. Sau này, con sẽ cố gắng nhiều hơn, phát triển tích cực và đạt thành tích cao hơn.

 6. Chịu trách nhiệm với hành vi của mình

Chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân là điều người Do Thái rất xem trọng, họ luôn làm gương cho con học hỏi, noi theo. Trước mặt con, cha mẹ Do Thái luôn hành động thận trọng và tỏ ra nghiêm túc với mọi hoạt động, quyết định.

Khi con họ có hành động sai, họ luôn dạy con họ phải chịu trách nhiệm trước những hành vi mình gây ra vì việc này sẽ dạy bé có trách nhiệm, ý thức được những hành động, lỗi lầm và sửa đổi hành vi về sau.

 7. Tránh sự thiên vị cho các con

Luôn đảm bảo sự công bằng với tất cả các con của mình. Việc ưu ái một đứa trẻ hơn những đứa trẻ khác có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Cha mẹ không nên thẻ hiện sự thiên vị hay bất kỳ sự bất bình đẳng nào giữa các con.

Cha mẹ không nên hứa điều gì đó với trẻ và sau đó không thực hiện lời hứa đó. Vì sự thất vọng và tức giận của trẻ về hành động này sẽ gây ra khó khăn lớn và không cần thiết.

 8. Tạo thói quen đọc sách từ bé

Sách rất quý giá đối với người Do Thái, họ xem sách như một tài sản vô giá. Thế nên họ luôn dạy con đọc sách từ khi bé và dạy con biết trân trọng những quyển sách. Ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với những cuốn sách thì họ sẽ nhỏ một giọt mật ong vào cuốn sách và cho trẻ hôn lên cuốn sách.

Họ muốn cho con mình nhớ những khoảnh khắc ngọt ngào đầu tiên khi con chạm tay vào quyển sách. Bởi người Do Thái tin rằng nếu bé biết trân trọng sách thì sách cũng sẽ cho con những tri thức ngọt ngào. Vì thế, người Do Thái luôn chiếm tỉ lệ phần trăm các nhà khoa học đạt giải Nobel hàng đầu thế giới.

 9. Dạy trẻ quản lý thời gian

Ngay từ khi còn nhỏ, các bé đã được bố mẹ dạy cách phải làm việc chăm chỉ và biết cách quản lý thời gian hợp lý để mọi việc không chồng chéo lên nhau

Nếu cha mẹ bé làm kinh doanh buôn bán thì các bé sẽ được tham gia buôn bán cùng gia đình cùng cha mẹ từ rất sớm. Từ đó, những hoạt động trải nghiệm lớn và liên tục như vậy, các em phải học cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc và luôn tự nhủ phải làm việc chăm chỉ.

 10. Chấp nhận rũi ro

Họ luôn cho phép con mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn, khám phá thế giới và tự xoay sở với vấn đề riêng.

Việc này nhằm giúp trẻ học về sự tự tin, thất bại và chiến thắng. Cha mẹ luôn theo sát con và lưu tâm đến từng hoạt động của trẻ và đưa ra lời khen ngợi, khuyến khích kịp thời. Điều này giúp trẻ kiên trì theo đuổi mục tiêu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

 
Về đầu trang